Lợi thế so sánh giữa các địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới góc độ marketing địa phương: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai
Từ khóa:
Thu hút FDI, lợi thế địa phương thu hút FDI, marketing địa phươngTóm tắt
Nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố marketing địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của mỗi tỉnh thành: Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và xác định lợi thế so sánh giữa hai địa phương. Nhóm tác giả đã kế thừa mô hình nghiên cứu Kotler & cộng sự (2002), Kotler & cộng sự (2010), đồng thời kết hợp một số nghiên cứu trong nước khác về khung lý thuyết marketing địa phương trong thu hút đầu tư và điều chỉnh các biến phù hợp tình hình nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố “Chính quyền”, “Truyền thông - quảng bá”, “Phân phối - hỗ trợ”, “Giá cả - chi phí”, “Công chúng”, “Cung sản phẩm” tác động đến thu hút đầu tư. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy trong quá trình thu hút đầu tư của các địa phương, không có địa phương nào có lợi thế tuyệt đối so với các địa phương khác, đối với mỗi địa phương có các lợi thế riêng trong quá trình lựa chọn và thu hút nhà đầu tư, lĩnh vực đầu tư.
Tài liệu tham khảo
Ashworth, G.J. & Voogd, H. (1990), Selling the city, London: Belhaven.
Dupuis, M. (2003), Marketing et Strategie Territoriale, CFVG Hanoi.
Hair, J.F., Black, W., Babin, B., Anderson, R. & Tatham, R. (2006), Multivariate data analysis, Prentice-Hall, International, Inc.
Kotler, P., Haider, D.H. & Rein, I. (2010), Marketing Places, USA: Free Press.
Kotler P., Hamlin, M.A., Rein, I. & Haider, D.H. (2002), Marketing Asian Places: Attracting Investment, Industry, and Tourism to Cities, States and Nations, USA: John Wiley & Sons.
Lê Hoàng Như Nguyện (2021), ‘Nghiên cứu các yếu tố của marketing địa phương trong thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân, 01(44), 76-83.
Lê Mai Hải (2018), ‘Marketing địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp tỉnh Bình Dương’, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học Viện Khoa Học Xã Hội.
Nguyễn Mạnh Toàn (2010), ‘Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 5(40), 270-276.
Likert, R. (1932). A technique for the measurement of attitudes. Archives of Psychology,22(140),
–55
Likert, R. (1932). A technique for the measurement of attitudes. Archives of Psychology,22(140),
–55
Likert, R. (1932). A technique for the measurement of attitudes. Archives of Psychology,22(140),
–55
Nguyễn Ngọc Thuyên (2021), ‘Marketing địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Nam’, Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.
Nguyễn Thị Diễm Kiều (2020), ‘Đẩy mạnh marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định’, Luận án tiến sĩ, Trường Đại Học Thương Mại, Hà Nội.
Phạm Công Toàn (2010), ‘Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển
ở tỉnh Thái Nguyên’, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tổng cục Thống kê (2024), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 2023, Hà Nội, từ <https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/tinh-hinh-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2023/>.
Vũ Trí Dũng & Nguyễn Đức Hải (2011), Marketing lãnh thổ, nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.