Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed <div class="news-description">Tạp chí Kinh tế và Phát triển là tạp chí học thuật về khoa học kinh tế của trường Đại học Kinh tế Quốc dân với sứ mệnh là công bố các công trình nghiên cứu khoa học nguyên tác trong lĩnh vực kinh tế và phát triển. Tạp chí Kinh tế và Phát triển được xuất bản từ năm 1994 với mã số ISSN 1859-0012, phát hành định kỳ hàng tháng.</div> <div class="news-description"><br />Mục đích hoạt động của Tạp chí Kinh tế và Phát triển là hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo thông qua 5 chức năng cơ bản: (i) Nghiên cứu phục vụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội; (ii) Xác lập uy tín khoa học và nâng cao năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học; (iii) Kênh giao tiếp học thuật của cộng đồng nghiên cứu khoa học; (iv) Kiểm định chất lượng nghiên cứu khoa học thông qua quy trình phản biện; (v) Cơ sở dữ liệu tham khảo/trích dẫn cho các nghiên cứu tương lai.</div> <div class="news-description"><br />Phạm vi nghiên cứu của Tạp chí Kinh tế và Phát triển bao gồm các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế và phát triển của Việt Nam và thế giới, bao gồm kinh tế, kinh doanh, quản lý và những vấn đề phát triển bền vững.</div> <div class="news-description"><br />Để đảm bảo chuẩn mực và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi đăng Tạp chí Kinh tế và Phát triển được phản biện kín bởi các nhà khoa học có uy tín, các chuyên gia kinh tế đầu ngành ở trong và ngoài nước.</div> <div class="news-description"> <p>Các tác giả quan tâm gửi bài vui lòng đọc kỹ các <a title="Quy định gửi bài" href="https://ktpt.edu.vn/quy-dinh-huong-dan-gui-bai/quy-dinh-huong-dan-gui-bai.372883.aspx" target="_blank" rel="noopener">Quy định gửi bài. </a>Tác giả cần phải <a title="đăng ký tài khoản" href="https://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/index" target="_blank" rel="noopener">đăng ký tài khoản</a> trước khi gửi bài qua hệ thống trực tuyến. Tác giả có thể tham khảo video hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tài khoản<a title="video hướng dẫn đăng ký tài khoản" href="https://youtu.be/XiV-AH-ILKA" target="_blank" rel="noopener"> tại đây</a>, cũng như <a href="https://youtu.be/uMJZLcSmz64" target="_blank" rel="noopener">video hướng dẫn quy trình gửi bản thảo</a>. Nếu đã đăng ký tài khoản, tác giả chỉ cần <a title="đăng nhập" href="https://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/login" target="_blank" rel="noopener">đăng nhập</a> và bắt đầu gửi bản thảo với quy trình 5 bước.</p> <p>Dữ liệu các bài báo xuất bản trước năm 2021 được lưu trữ tại: <a href="https://ktpt.edu.vn" target="_blank" rel="noopener">https://ktpt.edu.vn</a></p> </div> vi-VN toasoan@ktpt.edu.vn (Tạp chí Kinh tế và Phát triển) toasoan@ktpt.edu.vn (Tạp chí Kinh tế và Phát triển) T3, 22 Th04 2025 08:53:12 +0700 OJS 3.2.1.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Mối quan hệ quản lý chuỗi cung ứng ngược và hiệu suất nông nghiệp thông minh tại Việt Nam http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2123 <p><em>Nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ quản lý chuỗi cung ứng ngược và hiệu suất nông nghiệp thông minh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã kiểm định vai trò trung gian của quản lý chuỗi cung ứng xanh và thực hành kinh tế tuần hoàn trong mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng ngược và hiệu suất nông nghiệp thông minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 438 giám đốc điều hành, quản lý cấp trung từ doanh nghiệp sản xuất nông sản và thực phẩm. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp những hàm ý quản trị có giá trị cho các nhà quản lý trong việc gia tăng hiệu suất nông nghiệp thông minh. Ngoài ra, nghiên cứu này mong muốn trang bị cho các doanh nghiệp những kiến ​​thức cần thiết để có những chính sách, định hướng để gia tăng hiệu suất nông nghiệp thông minh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp quản lý chuỗi cung ứng xanh và thực hành kinh tế tuần hoàn thúc đẩy hiệu suất của nông nghiệp thông minh.</em></p> Lê Thanh Tiệp Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2123 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700 Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến mức độ làm trơn cổ tức của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2059 <p><em>Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi làm trơn cổ tức của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mẫu nghiên cứu gồm 458 doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2022, kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp có quy mô hội đồng quản trị càng lớn và có tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị càng cao thì có mức độ làm trơn cổ tức càng thấp. Bài viết này đưa ra các hàm ý về tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm đối với doanh nhân và nâng cao bình đẳng giới trong xã hội.</em></p> Trần Quốc Trung, Trần Hoài An Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2059 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phân tích dữ liệu lớn: Nghiên cứu tại Việt Nam http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2043 <p><em>Phân tích dữ liệu lớn không chỉ giúp cải thiện hiệu suất và ra quyết định mà còn cung cấp các cơ hội mới để đổi mới và phát triển. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều dữ liệu được tạo ra và thu thập, khả năng phân tích và tận dụng dữ liệu lớn sẽ trở nên ngày càng quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng phân tích dữ liệu lớn trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Phân tích định lượng được thực hiện trên dữ liệu khảo sát gồm 330 công ty tại Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng, lợi thế tương đối, cơ sở hạ tầng công nghệ, khả năng hấp thụ thông tin, cạnh tranh trong ngành và sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước ảnh hưởng đến mức độ áp dụng phân tích dữ liệu lớn. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường áp dụng phân tích dữ liệu lớn vào các doanh nghiệp.</em></p> Trần Bình Minh, Nguyễn Thị Quế, Trương Thanh Hằng Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2043 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700 Phân rã tăng trưởng năng suất lao động của các nước đang phát triển giai đoạn từ năm 2000 – 2019 theo góc độ so sánh http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2205 <p><em>Nghiên cứu sử dụng phương pháp Shift Share Analysis (SSA) để đánh giá đóng góp của các phần: thay đổi năng suất lao động ngành và thay đổi tỷ trọng lao động ngành vào tăng trưởng năng suất lao động của 22 nước đang phát triển giai đoạn 2000- 2019. Kết quả cho thấy cơ cấu lao động các nước có sự thay đổi tích cực, lao động chuyển từ ngành nông- lâm- thủy sản sang dịch vụ và một phần sang công nghiệp- xây dựng với các nước tăng trưởng năng suất lao động cao. Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao nhất. Ở các nước tăng trưởng cao, hiệu ứng nội ngành giữ vai trò nòng cốt, hiệu ứng cơ cấu như một bệ đỡ cho tăng trưởng. Tăng trưởng do đóng góp chủ yếu của ngành dịch vụ rồi đến công nghiệp- xây dựng. Ở nước tăng trưởng thấp, chuyển dịch cơ cấu là động lực chính, nhưng vai trò quá nhỏ, không thể bù đắp sự suy giảm mạnh mẽ của năng suất lao động nội ngành. Ngành dịch vụ và công nghiệp không thể hiện được vai trò. Kết quả nghiên cứu cũng hàm ý một số chính sách mà chính phủ các nước cần chú ý để thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động.</em></p> Bùi Thùy Linh, Hồ Đình Bảo Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2205 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700 Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á: Tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2202 <p class="b"><em><span lang="EN">Hiện nay, việc nâng cao chất lượng môi trường ngày càng được chú trọng và nhận được sự hỗ trợ từ nguồn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA), nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao phúc lợi cho các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của ODA đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2008 đến 2021, sử dụng tỷ lệ đô thị hóa là biến ngưỡng. Thông qua Mô hình hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy ODA giảm lượng khí thải CO2. Cụ thể, khi tỷ lệ đô thị hóa của các quốc gia châu Á dưới giá trị ngưỡng 33,1820, việc tăng 1% ODA dẫn đến giảm 0,1682% lượng khí thải CO2. Khi tỷ lệ đô thị hóa vượt qua giá trị ngưỡng, việc tăng 1% ODA dẫn đến giảm 0,0145% lượng khí thải CO2. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần có những phương pháp tiếp cận khác nhau trong việc phân bổ ODA giữa các quốc gia.</span></em></p> Trần Ngọc Minh, Lê Phương Anh, Hoàng Yến Chi Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2202 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700 Mối liên kết giữa phát triển công nghiệp và tính bền vững môi trường: Bằng chứng từ các nước ASEAN http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2058 <p><em>Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên hệ giữa phát triển công nghiệp với tính bền vững môi trường ở các nước ASEAN bằng việc sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1995-2022. Các kiểm định đồng tích hợp để xác định mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến, kỹ thuật hồi quy nhóm trung bình gộp (ARDL-PMG) và kiểm tra nhân quả để xác định các tác động dài hạn và ngắn hạn được thực hiện. Kết quả ước tính chính cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn và các tác động tiêu cực và tích cực. Giá trị gia tăng công nghiệp (IVA) làm giảm tính bền vững môi trường (LCF) và giá trị gia tăng công nghiệp trên mỗi lao động (IPW) làm tăng LCF. Ngoài ra, kiểm định nhân quả cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa LCF và các biến giải thích. Dựa trên những kết quả này, tác giả đưa ra các hàm ý chính sách.</em></p> Đỗ Thị Hoa Liên Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2058 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700 Tác động của tài chính xanh lên chất lượng môi trường tại các quốc gia châu Á: Vai trò điều tiết của quy định môi trường theo hội nghị COP29 http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2244 <p><em>Nghiên cứu làm rõ tác động của tài chính xanh lên chất lượng môi trường, đồng thời đánh giá vai trò điều tiết của quy định môi trường tại châu Á. Bộ dữ liệu từ 54 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2013 đến năm 2022 với 540 quan sát được thu thập từ nguồn dữ liệu World Bank. Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở phát triển các lý thuyết Đường cong Môi trường Kuznets (EKC), lý thuyết phát triển bền vững, nghịch lý xanh và mô hình STIRPAT. Vấn đề nội sinh, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan được khắc phục bằng việc ứng dụng phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS) và ước lượng hai bước System Generalized Method of Moments (SGMM). Kết quả nghiên cứu cho thấy (1) Tài chính xanh cải thiện chất lượng môi trường thông qua việc giảm khí thải; (2) Quy định môi trường thúc đẩy tác động của tài chính xanh lên chất lượng môi trường. Kiểm định tính vững cũng đưa ra kết quả tương tự. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đưa ra nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững được đề ra trong Hội nghị COP 29 tại thị trường châu Á, đặc biệt tại Việt Nam.</em></p> Đỗ Hồng Nhung, Nguyễn Quế Anh, Lương Thu Trang, Nguyễn Ngọc Thảo, Chung Minh Thắng, Đào Anh Tuấn Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2244 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700 Tiêu dùng năng lượng tái tạo, tham nhũng, và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Châu Á http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2263 <p><em>Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, phòng chống tham nhũng và phát triển bền vững đang nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và quản lý thực tiễn, nhưng mối quan hệ giữa các yếu tố này còn chưa nhất quán. Nghiên cứu này xem xét tác động của tiêu dùng năng lượng tái tạo và tham nhũng tới tăng trưởng kinh tế thông qua sử dụng mô hình GMM động với số liệu thu thập từ 36 quốc gia châu Á trong thời gian 2010 đến 2021. Kết quả ước lượng cho thấy tăng tiêu dùng năng lượng tái tạo và kiểm soát tham nhũng tốt hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, quốc gia kiểm soát tham nhũng tốt hơn khiến tác động tích cực của tiêu dùng năng lượng tái tạo tới tăng trưởng mạnh hơn. Kết quả thực nghiệm này ngụ ý rằng việc chuyển đổi năng lượng tái tạo và phòng chống tham nhũng là giải pháp đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.</em></p> Lê Quang Cảnh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/2263 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700 Hành vi đối xử bất công của khách hàng và việc kiểm soát cảm xúc của nhân viên http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/1922 <p><em>Trong quá trình cung cấp dịch vụ, sự tương tác giữa khách hàng và nhân viên ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Mặc dù một số nghiên cứu trước đây cũng đã xem xét ảnh hưởng của hành vi khách hàng đến cảm xúc và việc kiểm soát cảm xúc của nhân viên, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích vấn đề này với tác động của biến trí tuệ cảm xúc như một biến tương tác trong mối quan hệ này. Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của hành vi đối xử bất công của khách hàng đến việc kiểm soát cảm xúc của nhân viên trong mối quan hệ với biến tương tác là trí tuệ cảm xúc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, cảm xúc bực mình là biến trung gian truyền tải ảnh hưởng của hành vi đối xử bất công của khách hàng đến việc kiểm soát cảm xúc của nhân viên. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý về quản lý để giúp cho các hãng dịch vụ quản lý tốt hơn chất lượng dịch vụ của mình.</em></p> Phạm Văn Hạnh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/1922 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700 Ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp đô thị đến thu nhập hộ dân tại tỉnh Thái Nguyên http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/1853 <p><em>Nghiên cứu này đánh giá tác động của phát triển nông nghiệp đô thị đến thu nhập của hộ dân tỉnh Thái Nguyên với dữ liệu phân tích từ mẫu nghiên cứu gồm</em> <em>382 hộ gia đình thuộc các đô thị của tỉnh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng phát triển nông nghiệp đô thị có tác động tích cực đến đời sống và thu nhập của hộ. Tham gia vào nông nghiệp đô thị tăng thu nhập hộ gia đình 18,9% theo phương pháp ghép cận gần nhất. Tương tự như vậy, phương pháp đối sánh hạt nhân đã khẳng định tác động của nông nghiệp đô thị đối với thu nhập hộ gia đình. Theo phương pháp hạt nhân, tham gia nông nghiệp đô thị làm tăng thu nhập hộ gia đình 13,3%. Qua kết quả nghiên cứu này, cũng cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin hữu ích trong việc thiết kế và ban hành chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị trong thời gian tới.</em></p> Đinh Hồng Linh, Vũ Bạch Diệp Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/1853 T3, 22 Th04 2025 00:00:00 +0700