Vai trò chủ thể của người dân trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Từ khóa:
sự tham gia, đóng góp, nông thôn mớiTóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá vai trò chủ thể của người dân trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Dữ liệu được thu thập từ 508 hộ gia đình được khảo sát tại 07 tỉnh, phân bố theo các vùng kinh tế cả nước. Cho đến nay, kết quả của chương trình gắn liền với những thành tựu nổi bật, làm thay đổi diện mạo nông thôn một cách tích cực trên phạm vi cả nước. Tuy vậy, chương trình cũng bộc lộ những hạn chế, khác biệt giữa các địa phương. Mặc dù sự tham gia của người dân ở mức cao, tuy nhiên, ở một số nhóm tiêu chí, sự tham gia của người dân vẫn chưa thể hiện tính chủ động và vai trò chủ thể của chương trình, nhất là đối với những tiêu chí gắn liền trực tiếp với đời sống của người dân. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách đối với việc triển khai giai đoạn tiếp theo, nhằm nâng cao vai trò chủ thể của người dân và sự bền vững của chương trình.
Tài liệu tham khảo
Arnstein, S. R. (1969), ‘A Ladder Of Citizen Participation’, Journal of the American Planning Association, 35(4), 216 - 224. DOI: https://doi.org/10.1080/01944366908977225.
Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ban hành ngày 5 tháng 8 năm 2008.
Ban Chỉ Đạo Trung Ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (2019), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019), ‘Báo cáo đề dẫn’, Kỷ yếu Hội thảo Lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ, Nam Định.
Claridge, T. (2004), Designing social capital sensitive participation methodologies, New Zealand.
Đỗ Văn Quân & Nguyễn Tiến Toàn (2016), ‘Nông dân - chủ thể quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới’, tham luận trình bày tại hội thảo Tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở An Giang, Trường Đại học An Giang, ngày 14 tháng 12 năm 2016.
Kelly, D.(2001), Community participation in rangeland management: a report for the Rural Industries Research and Development Corporation, Rural Industries Research and Development Corporation, Australia.
Ndekha, A., Hansen, E. H., Molgaard, P., Woelk, G., & Furu, P. (2003), ‘Community participation as an interactive learning process: experiences from a schistosomiasis control project in Zimbabwe’, Acta Trop, 85(3), 325-338. DOI: https://doi.org/10.1016/S0001-706X(02)00256-5.
Price S., & Mylius B. (1991), Social analysis and community participation: guidelines and activity cycle checklist, Australian International Development Assistance Bureau, Australia.
Reed, M. S., Vella, S., Challies, E., de Vente, J., Frewer, L., Hohenwallner-Ries, D., Huber, T., Neumann, R. K., Oughton, E. A., Sidoli del Ceno, J., & van Delden, H. (2018), ‘A theory of participation: what makes stakeholder and public engagement in environmental management work?’, Restoration Ecology, 26(S1), S7-S17. DOI: https://doi.org/10.1111/rec.12541.
Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTG phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, ban hành ngày ngày 04 tháng 6 năm 2010.
Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, ban hành ngày ngày 16 tháng 8 năm 2016.
Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 263/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, ban hành ngày ngày 22 tháng 2 năm 2022.
White, A. (1981), Community participation in water and sanitation: concepts, strategies and methods, International Water and Sanitation Centre, Netherlands.