Quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản: trường hợp nghiên cứu các hộ nuôi cá ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Từ khóa:
Rủi ro, quản lý rủi ro, nuôi trồng thủy sản, Hà NộiTóm tắt
Nghiên cứu này phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản trên cơ sở xem xét trường hợp của các hộ nuôi cá ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. 100 hộ tại 3 xã của huyện được điều tra theo bảng hỏi, 9 cán bộ các cấp được phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ đánh giá rủi ro từ môi trường nuôi, dịch bệnh và biến động thị trường đầu ra là 3 loại rủi ro xảy ra phổ biến, tiếp đến là những rủi ro thiên tai, vốn sản xuất, thức ăn, thị trường đầu vào và giống. Trong quản lý rủi ro, các hộ đã quản lý khá tốt một số rủi ro ở khâu sản xuất bằng nhiều cách thức khác nhau như: lựa chọn con giống, thức ăn chất lượng; chuẩn bị các điều kiện phòng tránh thiên tai; chủ động nguồn vốn ban đầu và xác định chi phí vật tư đầu vào,... Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của hộ thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Kế hoạch quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017 – 2020, Hà Nội.
Chi cục Thủy sản Hà Nội (2021a), Báo cáo đánh giá kết quả nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2011-2020; định hướng và giải pháp thực hiện giai đoạn 2021-2030.
Chi cục Thủy sản Hà Nội (2021b), Báo cáo kết quả điều tra hiệu quả KT-XH của một số loại hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hà Nội và đề xuất giải pháp thực hiện.
Dewan Ali Ahsan (2011), 'Farmers’ motivations, risk perceptions and risk management strategies in a developing economy: Bangladesh experience', Journal of Risk Research, 14(3), 325-349
Đỗ Kim Chung (2014), Lập kế hoạch quản trị rủi ro, Tài liệu tập huấn cho cán bộ, Tổng Công ty Sông Đà, Hà Nội.
Đỗ Kim Chung (2021), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp. NXB Học viện Nông nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Trường Lâm, Nguyễn Thị Minh Thu & Hồ Ngọc Ninh (2021), Bài giảng Quản lý rủi ro trong nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hardaker, J.B., Huirne, R.B., Anderson, J.R. & Lien, G. (2004), Coping with Risk in Agriculture, 2nd ed, CAB International Publishing, Wallingford, UK.
Hardaker J. Brian, Huirne B.M Ruud & Anderson R.Jock (1997), Coping with risk in agriculture, CAB International.
Hoàng Trường Giang (2018), ‘Quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội’, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hohl, R. M. (2019), Agricultural Risk Transfer: From Insurance to Reinsurance to Capital Markets, Chichester, West Sussex, United Kingdom: John Wiley & Sons.
Joffre, Olivier M., Poortvliet, P. Marijn & Klerkx, Laurens (2019), 'To cluster or not to cluster farmers? Influences on network interactions, risk perceptions, and adoption of aquaculture practices', Agricultural Systems, 173(C), 151-160.
Karlan, D. S., Morduch, J., & Startz, M. L. (2014), Microeconomics, Mcgraw-Hill Education.
Knight, F. H. (1921), Risk, Uncertainty and Profit, Boston: Houghton Mifflin.
Larson, E.W. & Gray, C.F. (2021), Project management: The managerial process, 8th edition, NY: McGraw-Hill International Edition.
Mariska JM Bottema & Simon R Bush & Peter Oosterveer (2021), 'Territories of state-led aquaculture risk management: Thailand's Plang Yai program', Environment and Planning C: Politics and Space, 39(6), 1231-1251.
Miyata, Sachiko & Sawada, Yasuyuki (2006), Credit Accessibility, Risk Attitude, and Social Learning: Investment Decisions of Aquaculture in Rural Indonesia, 2006 Annual Meeting, August 12-18, 2006, Queensland, Australia 25669, International Association of Agricultural Economists.
Nguyễn Thị Minh Thu & Trần Đình Thao (2019), 'Quản lý rủi ro bệnh dịch trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định', Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(5), 415-423.
Nguyễn Thị Minh Thu & Trần Đình Thao (2016), 'Tổng quan về quản lý rủi ro trong nông nghiệp: Vận dụng cho nuôi tôm ven biển', Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 232, 77-84.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh & Phạm Văn Hùng (2012), 'Giải pháp quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội', Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(7), 1044-1049.
Nguyễn Thị Thanh Hương & Nguyễn Mậu Dũng (2016), 'Phát triển nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: Thực trạng và giải pháp', Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(2), 246-255.
OECD (2009), Managing Risk in Agriculture: A Holistic Approach, OECD, Paris.
OECD (2010), Risk Management in Agriculture – A Holistic Conceptual Framework, OECD Publishing, Paris.
Oparinde, L. O. (2019), 'Fish Output and Food Security under Risk Management Strategies among Women Aquaculture Farmers in Ondo State, Nigeria', Agris On-line Papers in Economics and Informatics, 11(1), 93-105.
Phạm Minh Thu (2015), ‘Quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương’, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa (2021), Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2021.
PMI (2017), A Guide to the project management body of knowledge - PMBOK Guide, 6th edition, Newtown Square, PA: Project Management Institute.
Taro Yamane (1973), Statistics: An introductory analysis 3rd Edition, Harper and Row, New York.
Trần Đình Thao (2010), Nghiên cứu chính sách quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.
Trần Đình Thao (2013), Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn: Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
World Bank (2010). Rapid Agricultural Supply Chain Risk Assessment: A Conceptual Framework, Agricultural and Rural Development Discussion Paper 47, World Bank.