Khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Các tác giả

  • Đỗ Thị Thu Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng
  • Giang Thanh Long Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Từ khóa:

khoảng cách vị thế việc làm, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bất bình đẳng

Tóm tắt

Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder mở rộng cho mô hình phi tuyến nhằm phân tích khoảng cách vị thế việc làm trong việc quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động phi chính thức ở Việt Nam. Kết quả phân rã cho thấy, lao động tự làm chủ ít tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện so với lao động hưởng lương và lao động gia đình. Tương tự, lao động hưởng lương cũng có xác suất tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cao hơn so với các lao động phi chính thức khác. Khoảng cách này được giải thích chủ yếu bởi các đặc điểm của người lao động được quan sát trong nghiên cứu. Trong đó, các yếu tố giải thích chính được xác định là do sự sự khác biệt về độ tuổi, trình độ học vấn và đăng ký kinh doanh của cơ sở làm việc.  

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-09-2022

Cách trích dẫn

Đỗ Thị, T., & Giang Thanh, L. (2022). Khoảng cách vị thế việc làm trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (303(2), 69–78. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/857