Chính phủ điện tử có phải là động lực để thúc đẩy mật độ khởi nghiệp của một quốc gia? Bằng chứng thực nghiệm tại châu Âu

Các tác giả

  • Lê Thanh Hà ĐH. Kinh tế quốc dân
  • Phạm Thị Ngọc Hạnh
  • Nguyễn Thị Thu Hằng
  • Hoàng Đăng Khánh
  • Lê Lan Phương
  • Hoàng Văn Hợp

Từ khóa:

Chính phủ điện tử, Tinh thần tự chủ kinh doanh, Hiệu quả ngắn hạn và dài hạn, Các nước châu Âu

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích những ảnh hưởng của chuyển đổi số  đối với khả năng tự chủ và khởi nghiệp một doanh nghiệp mới ở khu vực Châu Âu trong giai đoạn 2012-2019. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình ước lượng hiệu chỉnh sai số dữ liệu bảng (PCSE), phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS), phương pháp GMM hai bước. Hơn nữa, chúng tôi cũng sử dụng mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag) kết hợp tác động cố định dạng động (DFE) để tìm hiểu tác động ngắn hạn và dài hạn của số hóa đối với mật độ khởi nghiệp. Kết quả cho thấy việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến của chính phủ ảnh hưởng tích cực đến mật độ khởi nghiệp của một quốc gia. Tuy nhiên, ảnh hưởng việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến chỉ có tác động trong dài hạn. Kết quả của nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng cho các nhà nghiên cứu chính sách tại các quốc gia trong việc tập trung nguồn lực để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.

Tải xuống

Đã Xuất bản

15-05-2022

Cách trích dẫn

Lê Thanh, H., Phạm Thị Ngọc, H., Nguyễn Thị Thu, H., Hoàng Đăng, K., Lê Lan, P., & Hoàng Văn, H. (2022). Chính phủ điện tử có phải là động lực để thúc đẩy mật độ khởi nghiệp của một quốc gia? Bằng chứng thực nghiệm tại châu Âu. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (299), 14–22. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/438