Thương hiệu tuyển dụng và ý định ứng tuyển: vai trò trung gian của thái độ

Các tác giả

  • Nguyễn Đức Nhân Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Lê Thị Huyền Trang Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Lê Hoàng Việt Thương Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Nguyễn Nhật Ánh Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Nguyễn Minh Hiếu Đại học Kinh tế Quốc dân

Từ khóa:

Thương hiệu tuyển dụng, ý định ứng tuyển, thái độ, mô hình công cụ - biểu tượng

Tóm tắt

Trên cơ sở mô hình lý thuyết công cụ - biểu tượng, nghiên cứu này đã mở rộng và đề xuất mô hình nghiên cứu sự tác động của thương hiệu tuyển dụng thông qua thuộc tính công cụ và thuộc tính biểu tượng tới ý định ứng tuyển của ứng viên, đồng thời xem xét vai trò trung gian của thái độ ứng viên trong mối quan hệ này. Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó, mô hình nghiên cứu được kiểm định với bộ dữ liệu khảo sát 175 sinh viên trên địa bàn Hà Nội đang có ý định ứng tuyển vào các tổ chức khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy thương hiệu tuyển dụng của tổ chức có tác động tích cực tới ý định ứng tuyển của ứng viên thông qua các thuộc tính của nó; và thái độ của ứng viên có vai trò trung gian trong mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu được thảo luận trong bài viết và các đề xuất được đưa ra cho nhà tuyển dụng.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-08-2021

Cách trích dẫn

Nguyễn Đức, N., Lê Thị Huyền, T., Lê Hoàng Việt, T., Nguyễn Nhật, Ánh, & Nguyễn Minh, H. (2021). Thương hiệu tuyển dụng và ý định ứng tuyển: vai trò trung gian của thái độ. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (290(2), 52–61. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/180