Thuế bảo vệ môi trường: Bằng chứng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam

Các tác giả

  • Nguyễn Minh Phúc Trường Đại học Tài chính - Marketing
  • Nguyễn Thị Mỹ Linh Trường Đại học Tài chính Marketing

Từ khóa:

Thuế môi trường, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tóm tắt

Môi trường và tăng trưởng kinh tế đang là hai vấn đề chính mà các quốc gia phải đối mặt trong thế kỷ 21. Sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu tiêu dùng, sản xuất công nghiệp và sự phát triển kinh tế đã tạo ra áp lực lớn lên môi trường, gây ra những hậu quả đáng lo ngại như biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, nước và đất đai. Để giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách thu thuế môi trường nhằm bảo vệ môi trường cùng với việc đạt được mục tiêu trưởng kinh tế bền vững. Với mục tiêu tìm hiểu về thuế môi trường tại các quốc gia trên thế giới như Thụy Điển, Costa Rica và Thụy Điển, bài viết đề xuất hàm ý chính sách thuế môi trường cho Việt Nam. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đối với thuế môi trường bao gồm việc tích hợp mục tiêu bảo vệ môi trường và trưởng kinh tế , điều chỉnh linh hoạt và thích ứng, hỗ trợ công nghệ sạch và năng lượng tái tạo, tạo cơ hội cho đổi mới và tạo việc làm, cũng như đảm bảo tính công bằng và tham gia của cộng đồng. Những bài học này giúp Việt Nam xây dựng một chính sách thuế môi trường hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho đất nước.

Tiểu sử Tác giả

Nguyễn Minh Phúc, Trường Đại học Tài chính - Marketing

Khoa Tài chính - Ngân hàng

Tài liệu tham khảo

Bank, W. (2010). The changing wealth of nations: measuring sustainable development in the new millennium. The World Bank.

Barbier, E. B., Lozano, R., Rodríguez, C. M., & Troëng, S. J. N. (2020). Adopt a carbon tax to protect tropical forests. 578(7794), 213-216.

Bergek, A., & Mignon, I. (2017). Motives to adopt renewable electricity technologies: Evidence from Sweden. Energy Policy, 106, 547-559. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.enpol.2017.04.016

Bohnenberger, K. (2022). Greening work: labor market policies for the environment. Empirica, 49(2), 347-368.

Fletcher, R., Dowd-Uribe, B., & Aistara, G. A. (2020). The ecolaboratory: environmental governance and economic development in Costa Rica. University of Arizona Press.

Greenstone, M., He, G., Li, S., & Zou, E. Y. (2021). China’s war on pollution: Evidence from the first 5 years. Review of Environmental Economics Policy, 15(2), 281-299.

Gu, H., Cao, Y., Elahi, E., & Jha, S. K. (2019). Human health damages related to air pollution in China. Environmental Science and Pollution Research, 26, 13115-13125.

Heine, D., & Black, S. (2019). Benefits beyond climate: environmental tax reform. Fiscal policies for development climate action, 1.

Kitamori, K., Manders, T., Dellink, R., & Tabeau, A. (2012). OECD environmental outlook to 2050: the consequences of inaction (9264122168).

Kumagai, S., & Iorio, F. (2020). Building trust in government through citizen engagement.

Mamula Nikolić, T., Pantić, S. P., Paunović, I., & Filipović, S. (2021). Sustainable travel decision-making of Europeans: Insights from a household survey. Sustainability, 13(4), 1960.

Maran, R. M., & Nedelea, A. M. (2017). Green economy: Challenges and opportunities. Ecoforum Journal, 6(3).

Pomázi, I. (2012). OECD Environmental Outlook to 2050. The Consequences of Inaction. Hungarian Geographical Bulletin, 61(4), 343-345.

Wang, Q., Qu, J., Wang, B., Wang, P., & Yang, T. (2019). Green technology innovation development in China in 1990–2015. Science of the Total Environment, 696, 134008.

Tải xuống

Đã Xuất bản

24-02-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Minh, P., & Nguyễn Thị Mỹ, L. (2024). Thuế bảo vệ môi trường: Bằng chứng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (320(2), 72–80. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/1463