Ảnh hưởng của thời gian cho công việc nhà đến khoảng cách tiền lương theo giới trên thị trường lao động ở Việt Nam

Các tác giả

  • Vũ Hoàng Ngân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Nghiêm Thị Ngọc Bích Trường Đại học Lao động Xã hội

Từ khóa:

sử dụng thời gian, việc nhà, giới, thị trường lao động

Tóm tắt

Bài báo này sử dụng phương pháp phân tích Blinder-Oaxaca với dữ liệu điều tra Lao động Việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2020 để phân tích ảnh hưởng của thời gian dành cho công việc nhà không được trả công đối với chênh lệch tiền lương theo giới trên thị trường lao động Việt Nam. Kết quả cho thấy mức lương trung bình của nam giới cao hơn 25,4% so với nữ. Chênh lệch tiền lương này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khác biệt về ngành, nghề, khu vực kinh tế, vùng miền của lao động nam và nữ cũng như sự khác biệt về đặc điểm cá nhân tuổi tác, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Quan trọng hơn, lao động nữ dành nhiều thời gian làm việc nhà hơn nam, và điều này làm gia tăng khoảng cách về lương giữa nam và nữ. Cụ thể, phân bổ công việc dọn dẹp nhà cửa cho phụ nữ đã làm tăng khoảng cách lương theo giới lên 3,1 điểm phần trăm và việc chăm sóc người già của phụ nữ chiếm 4,6 điểm phần trăm trong chênh lệch lương theo giới.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-08-2021

Cách trích dẫn

Vũ Hoàng, N., & Nghiêm Thị Ngọc, B. (2021). Ảnh hưởng của thời gian cho công việc nhà đến khoảng cách tiền lương theo giới trên thị trường lao động ở Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (290(2), 2–11. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/133

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả