Hiệu ứng ngưỡng của thanh khoản thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế

Các tác giả

  • Bùi Ngọc Toản Trường Đại học Tài chính – Marketing https://orcid.org/0000-0002-0595-3172
  • Đoàn Thị Thu Trang Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Từ khóa:

ASEAN-5, tăng trưởng kinh tế, thanh khoản, thị trường chứng khoán

Tóm tắt

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích tác động của thanh khoản thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế. Mẫu dữ liệu được thu thập từ 5 quốc gia ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2008-2020. Các tác giả sử dụng hiệu ứng ngưỡng để ước lượng giá trị ngưỡng của thanh khoản thị trường chứng khoán. Tiếp theo, các tác giả sử dụng phương pháp GMM (Generalized method of moments) để ước lượng tác động của thanh khoản thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế ở các miền trước và sau giá trị ngưỡng này. Kết quả ước lượng cho thấy giá trị ngưỡng của thanh khoản thị trường chứng khoán là 21,243%. Tuy nhiên, tác động tích cực của thanh khoản thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa thống kê ở miền sau giá trị ngưỡng. Những phát hiện này là bằng chứng thực nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia ASEAN, đặc biệt là trong việc quản lý thị trường chứng khoán nhằm thúc đẩy nền kinh tế.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-02-2023

Cách trích dẫn

Bùi Ngọc, T., & Đoàn Thị Thu , T. (2023). Hiệu ứng ngưỡng của thanh khoản thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (308(2), 59–69. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/982