Ngưỡng tiêu dùng tối thiểu đối với nước sinh hoạt tại các nước đang phát triển: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Các tác giả

  • Nguyễn Hoài Sơn Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Từ khóa:

Giá bậc thang, hàm cầu nước, Stone-Geary

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng số liệu của 5 thành phố trực thuộc trung ương trong Khảo sát mức sống các hộ gia đình Việt Nam 2018 để ước lượng hàm cầu nước của các hộ gia đình tại Việt Nam. Sử dụng dạng hàm Stone-Geary kết hợp với biến công cụ giá của Taylor, Taylor & cộng sự (1981) cho biểu giá bậc thang, nghiên cứu đã xác định được độ co giãn của cầu theo giá tại 5 thành phố nói chung, khu vực thành thị và nông thôn nói riêng lần lượt là -0,24; -0,19 và -0,25. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng xác định được ngưỡng tiêu dùng tối thiểu của 3 nhóm trên lần lượt là 3,67; 3,94 và 3,23m3/hộ/tháng. Kết quả này có thể sử dụng làm giá trị tham khảo cho các quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt là cung cấp thêm quan sát để các nghiên cứu khác có thể so sánh sự khác biệt về ngưỡng sử dụng tối thiểu giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển trên diện rộng.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-09-2022

Cách trích dẫn

Nguyễn Hoài, S. (2022). Ngưỡng tiêu dùng tối thiểu đối với nước sinh hoạt tại các nước đang phát triển: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (303(2), 89–97. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/924