Gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam

Các tác giả

  • Đoàn Ngọc Thắng Học viện Ngân hàng
  • Nguyễn Thị Diệu Linh Học viện Ngân hàng
  • Nguyễn Thị Huyền Học viện Ngân hàng

Từ khóa:

Gian lận hoá đơn, xuất khẩu, nhập khẩu

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu thực trạng gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam và xác định các nhân tố chính tác động tới gian lận thương mại. Gian lận hóa đơn được thực hiện qua việc khai sai giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu nhằm chuyển vốn phi pháp giữa các nước. Nhóm tác giả sử dụng số liệu mảng về xuất nhập khẩu của Việt Nam theo mã HS2 từ năm 2000 - 2017 để đo lường gian lận hoá đơn, sau đó sử dụng phương pháp hồi quy để ước lược tác động của các nhân tố tới gian lận hoá đơn của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy khi lãi suất và tính ổn định chính trị ở quốc gia đối tác càng cao thì càng làm tăng gian lận khai thiếu hoá đơn xuất khẩu. Trong khi đó, thặng dư cán cân vãng lai và tỷ giá có tác động cùng chiều tới gian lận khai thừa hoá đơn nhập khẩu, nhưng các nhân tố về lạm phát, lãi suất và tính ổn định chính trị ở quốc gia đối tác của Việt Nam lại làm giảm gian lận thông qua khai báo hoá đơn nhập khẩu. Những kết quả nghiên cứu này có hàm ý chính sách quan trọng trong việc định vị và định hướng chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát và ngăn chặn kịp thời gian lận hóa đơn xuất nhập khẩu.

Tài liệu tham khảo

Baker, R., (2014), Hiding in Plain Sight: Trade Misinvoicing and the Impact of Revenue Loss in Ghana, Kenya, Mozambique, Tanzania, and Uganda: 2002-2011, Global Financial Integrity.

Buehn, A. & Eichler, S. (2011), ‘Trade Misinvoicing: The Dark Side of World Trade’, The World Economy, 34, 1263–1287, doi: 10.1111/j.1467-9701.2011.01375.x.

Chinn, M. & Ito, H. (2008), ‘A New Measure of Financial Openness’, Journal of Comparative Policy Analysis, 10, 309-322, doi: 10.1080/13876980802231123.

de Boyrie, M., Nelson, J. and Pak, S. (2007), ‘Capital movement through trade misinvoicing: The case of Africa’, Journal of Financial Crime, 14, 474–489, doi: 10.1108/13590790710828181.

Kwaramba, M., Mahonye, N. & Mandishara, L. (2016), ‘Capital Flight and Trade Misinvoicing in Zimbabwe’, African Development Review, 28(S1), 50–64, doi: https://doi.org/10.1111/1467-8268.12181.

Mai Thị Vân Anh (2014), 'Nhận diện các hành vi gian lận thuế xuất, nhập khẩu', Tạp chí Tài chính, 9, 23-26.

Ndikumana, L. & Boyce, J. K. (2003) ‘Public Debts and Private Assets: Explaining Capital Flight from Sub-Saharan African Countries’, World Development, 31(1), 107–130, doi: 10.1016/S0305-750X(02)00181-X.

Nguyễn Thị Thuỷ (2008), 'Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam', Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

Patnaik, I., Sengupta, A. & Shah, A. (2012), ‘Determinants of Trade Misinvoicing’, Open Economies Review, 23, 891–910, doi: 10.1007/s11079-011-9214-4.

Qureshi, T. & Mahmood, Z. (2016), ‘The Magnitude of Trade Misinvoicing and Resulting Revenue Loss in Pakistan’, The Lahore Journal of Economics, 21, 1–30, doi: 10.35536/lje.2016.v21.i2.a1.

Vũ Mạnh Hà (2017), ‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc khai sai hóa đơn thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp ở Việt Nam’, Luận văn thạc sĩ, Đại học Ngoại thương.

Tải xuống

Đã Xuất bản

15-09-2021

Cách trích dẫn

Đoàn Ngọc, T., Nguyễn Thị Diệu, . L., & Nguyễn Thị Huyền , T. (2021). Gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (291), 34–44. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/84

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả