Hiệu quả sử dụng chi tiêu công cho hệ thống y tế giai đoạn 2011-2018: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á

Các tác giả

  • Hoàng Long Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
  • Mai Lê Thúy Vân Khoa Kinh tế - Đại học Kinh tế Luật - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Từ khóa:

ASEAN, Chi tiêu y tế, Chỉ số Malmquist, Chi tiêu công, DEA, Phân tích màng bao dữ liệu

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi tiêu công của lĩnh vực y tế  Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2011-2018. Từ đó, nhóm tác giả xác định vị trí của Việt Nam trong khu vực và tìm ra các nước chi tiêu hiệu quả hơn để học tập phát triển. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng chỉ số Malmquist và phân tích màng bao dữ liệu (DEA) với bộ dữ liệu gồm 2 yếu tố đầu vào và 4 yếu tố đầu ra. Kết quả thu được dựa trên hiệu quả kỹ thuật cho thấy hầu hết các nước sử dụng nguồn chi tiêu từ Chính phủ là chưa hiệu quả. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất vào năng suất tổng hợp gia tăng lại đến từ hiệu quả công nghệ. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng hơn vào phát triển các yếu tố ngoài chi tiêu công ( như đổi mới công nghệ, chất lương lao động,…)  để gia tăng hiệu quả y tế, bên cạnh giữ vững hiệu quả từ quản lý và phân bổ chi tiêu công.

Tải xuống

Đã Xuất bản

15-02-2022

Cách trích dẫn

Hoàng, L., & Mai Lê Thúy, V. (2022). Hiệu quả sử dụng chi tiêu công cho hệ thống y tế giai đoạn 2011-2018: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (296), 23–31. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/285