Tiếp cận dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Việt Nam

Các tác giả

  • Đỗ Xuân Luận Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Trần Văn Quyết Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh − Đại học Thái Nguyên
  • Trần Văn Nguyện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh − Đại học Thái Nguyên
  • Lý Thị Thùy Dương Trường Đại học Nông lâm − Đại học Thái Nguyên

Từ khóa:

Du lịch cộng đồng, ngân hàng số, Tây Bắc, Việt Nam

Tóm tắt

Bài viết sử dụng mô hình probit lưỡng biến nhị phân dường như không liên quan (SUBP) và biến công cụ để phân tích nhu cầu và yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc, Việt Nam. Kết quả cho thấy mặc dù điện thoại thông minh kết nối internet được sử dụng rất phổ biến, các hộ vẫn cần trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương để thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức phổ biến của du khách trong nước và quốc tế. Những hộ sử dụng điện thoại thông minh trong thanh toán, là thành viên hội liên hiệp phụ nữ, sở hữu homestay và có liên kết du lịch có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cao hơn các hộ khác. Ngoài ra, khoảng 91-97% hộ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng số với điều kiện sự an toàn, tiện lợi cần được đảm bảo với mức phí hợp lý.

Tải xuống

Đã Xuất bản

15-10-2021

Cách trích dẫn

Đỗ Xuân, L., Trần Văn, Q., Trần Văn, N., & Lý Thị Thùy, D. (2021). Tiếp cận dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (292), 78–88. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/183