Phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta

Các tác giả

  • Nguyễn Kế Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Nguyễn Kế Tuấn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Từ khóa:

Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân

Tóm tắt

Bài viết trình bày khái quát quá trình hoàn thiện khung pháp lý về tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, phân tích những hạn chế, bất cập của các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Từ năm 1991 đến nay, Luật Doanh nghiệp đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo môi trường pháp lý thống nhất, thuận lợi và bình đẳng cho phát triển các loại hình doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các loại hình doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đã góp phần tích cực vào phát triển đất nước và là lực lượng trụ cột trong việc xác định “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, sự phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân chưa tương xúng với tiềm năng. Từ đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị với các nhà đầu tư tư nhân và với Nhà nước để thúc đẩy phát triển các loại hình doanh nghiệp trong thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta.

Tài liệu tham khảo

Quốc hội (1990a), Luật Công ty, số 47-LCT/HĐNN8, ban hành 21/12/1990.

Quốc hội (1990b), Luật Doanh nghiệp tư nhân, số 48-LCT/HĐNN8, ban hành ngày 21/12/1990.

Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10, ban hành ngày 12/6/1999.

Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ban hành ngày 12/12/2005.

Quốc hội (2013), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ban hành ngày 26/11/2014.

Quốc hội (2017), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, số 04/2017/QH14, ban hành ngày 12/6/2017.

Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp, số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/6/2020.

Nguyễn Kế Tuấn (2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Thạch Huệ (2019), VCCI báo cáo nhanh về 20 điểm xung đột chồng chéo lớn của pháp luật, truy cập lần cuối ngày 4/4/2024, từ <https://bnews.vn/vcci-bao-cao-nhanh-ve-20-diem-xung-dot-chong-cheo-lon-cua-phap-luat/130330.html>

Vũ Hùng Cường (2016), Kinh tế tư nhân – Một động lực cơ bản cho phát triển, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

29-03-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Kế, N., & Nguyễn Kế , T. (2024). Phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (321(2), 150–158. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/1705