Chủ quyền lương thực: Thảo luận rủi ro của người dân tộc thiểu số trong chuỗi giá trị chanh leo
Từ khóa:
Phát triển bền vững, chủ quyền lương thực, chuỗi giá trị nông sảnTóm tắt
Chủ quyền lương thực là một vấn đề quan trọng đối với những người nông dân sản xuất nhỏ ở các quốc gia đang phát triển khi tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Nghiên cứu này thảo luận vấn đề chủ quyền lương thực của người dân tộc thiểu số ở Sơn La khi họ tham gia vào chuỗi giá trị chanh leo. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và thống kê nhằm đánh giá các hiệu quả sản xuất và những rủi ro về sinh kế có thể gây ra vấn đề về chủ quyền lương thực mà người nông dân dân tộc thiểu số có thể đối mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người nông dân chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về năng lực sản xuất, kiến thức thị trường, nguồn vốn khi tham gia sản xuất chanh leo theo chuỗi giá trị. Hậu quả là họ đã bị tổn thương về sinh kế do chưa đủ năng lực quản lý rủi ro về sản xuất và thị trường. Điều này tạo ra các vấn đề bảo đảm chủ quyền lương thực đối với họ.
Tài liệu tham khảo
Anderson, C. R., Bruil, J., Chappell, M. J., Kiss, C. & Pimbert, M. P. (2021), Agroecology Now!: Transformations Towards More Just and Sustainable Food Systems, Springer Nature, Switzerland.
Andrée, P., Ayres, J., Bosia, M. & Mássicotte, M.-J. (2014), Globalization and food sovereignty: global and local change in the new politics of food, University of Toronto Press, Toronto, Canada.
Brun, L. (2018), ‘Land grabbing threatens agroecology in Senegal’, Farming Matters, 34(1.1/1.2), 26-29.
Claeys, P. (2015), Human rights and the food sovereignty movement: Reclaiming control, Routledge, New York.
Cục Thống Kê Tỉnh Sơn La (2020), Niên Giám Thống Kê tỉnh Sơn La năm 2019, Nhà xuất bản Thống Kê. Hà Nội.
De Vaus, D. (2013), Surveys in social research, Routledge, London, UK.
Heredia, B., Medeiros, L., Palmeira, M., Cintrão, R. & Leite, S. P. (2006), ‘Regional impacts of land reform in Brazil’, In Rosset, P. Patel, R. & Courville, M. (Eds), Promised land: Competing visions of agrarian reform, Food First Books, California, USA, 277-300.
Hồ Ngọc Khương (2022), ‘Cơ hội và thách thức trong phát triển hàng nông sản gắn với chuỗi giá trị tại Việt Nam’, Kỷ yếu Hội thảo Kinh doanh nông sản Việt từ giải pháp phát triển hệ sinh thái nông nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong bối cảnh hội nhập, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 137-144.
Lê Quang Tuân (2022), ‘Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam hiện nay’, Tạp chí Công Thương, 13, 99-103.
Misra, M. (2018), ‘Moving away from technocratic framing: agroecology and food sovereignty as possible alternatives to alleviate rural malnutrition in Bangladesh’, Agriculture Human Values, 35(2), 473-487.
Nguyễn Minh Đức & Nguyễn Hải Yến (2021), ‘Thách thức trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: Nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị chanh leo ở Sơn La’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 285(II), 112-121.
Nguyễn Văn Hùng (2021), ‘Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 14, 26 - 29.
Parraguez-Vergara, E., Contreras, B., Clavijo, N., Villegas, V., Paucar, N. & Ther, F. (2018), ‘Does indigenous and campesino traditional agriculture have anything to contribute to food sovereignty in Latin America? Evidence from Chile, Peru, Ecuador, Colombia, Guatemala and Mexico’, International Journal of Agricultural Sustainability, 16(4-5), 326-341.
Patel, R. (2009), ‘Food sovereignty’, The Journal of Peasant Studies, 36(3), 663-706.
Phan Thị Minh Hiền (2022), ‘Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững ở Đồng Tháp hiện nay’, Khoa học xã hội Việt Nam, 7, 39-47.
Sarna, K., Ismail, N. & Supriyono, H. (2020), ‘After the Trade Dispute: Is Indonesian Food Sovereignty Threatened?’, Udayana Journal of Law and Culture, 4, 171. DOI: 10.24843/UJLC.2020.v04.i02.p03.
Schreer, V. & Padmanabhan, M. (2020), ‘The many meanings of organic farming: framing food security and food sovereignty in Indonesia’, Organic Agriculture, 10(3), 327-338.
Soper, R. (2020), ‘From protecting peasant livelihoods to essentializing peasant agriculture: problematic trends in food sovereignty discourse’, The Journal of Peasant Studies, 47(2), 265-285.
Tổng cục thống kê (2021), Niên giám Thống kê 2020, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Tổng cục thống kê (2022), Niên Giám Thống Kê năm 2022, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
Tô Kim Huệ (2021), ‘Chính sách tài chính phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp’, Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt Nam, truy cập ngày 8/8/2023 từ <https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM207687>.
Van Den Broeck, G., Swinnen, J. & Maertens, M. (2017), ‘Global value chains, large-scale farming, and poverty: Long-term effects in Senegal’, Food Policy, 66, 97-107.