Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang

Các tác giả

  • Mai Thị Huyền Đại học Nông Lâm Bắc Giang

Từ khóa:

Bắc Giang, OCOP, phát triển sản phẩm, giải pháp

Tóm tắt

Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, và góp phần tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Bắc Giang hiện là tỉnh đứng thứ 12 cả nước, thứ 2 khu vực các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc về số lượng sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP của tỉnh đều là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu và đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi vùng, địa phương. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm OCOP của Tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu hiệu quả trong điều phối hoạt động hỗ trợ cũng như công tác quản lý sản phẩm OCOP. Do vậy, cần có các giải pháp đồng bộ phát triển sản phẩm OCOP bền vững: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP.

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2022), Kế hoạch trọng tâm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Hà Nội.

Đinh Thị Bích Liên (2022), ‘Sản phẩm OCOP Bắc Giang phát triển bền vững’, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023, từ <https://vioit.org.vn>.

Hoàng Vân (2022), ‘Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP Bắc Giang’, Tạp chí kinh tế nông thôn, truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023, từ <https://kinhtenongthon.vn>.

Thủ tướng Chính phủ (2022a), Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm, ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ (2022b), Quyết định số 919/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025, ban hành ngày 01 tháng 8 năm 2022.

Thùy Linh (2021), ‘Từ OVOP nhật Bản, OTOP Thái Lan đến OCOP Việt Nam’, kỷ yếu Toàn cảnh OCOP 2021 - Từ làng ra thế giới, Báo Nông thôn ngày nay, 80-83.

Tuấn Thành (2022), ‘Bắc Giang: Nâng tầm vị thế sản phẩm OCOP và phát triển bền vững’, Tạp chí doanh nghiệp và thương mại, truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022, <https://doanhnghiepvathuongmai.vn/bai-viet/bac-giang-nang-tam-vi-the-san-pham-ocop-va-phat-trien-ben-vung.phtml>.

Tùng Lâm (2021), ‘Kinh nghiệm Vàng ở xứ Chùa Vàng trong triển khai chương trình “Mỗi làng một sản phẩm”’, kỷ yếu Toàn cảnh OCOP 2021 - Từ làng ra thế giới, Báo Nông thôn ngày nay, 88-91.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang (2022), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2022, Bắc Giang.

Tải xuống

Đã Xuất bản

21-06-2023

Cách trích dẫn

mai thị, huyền. (2023). Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (312), 60–68. Truy vấn từ http://103.104.117.215/index.php/jed/article/view/1170